Truyền thống của người giao- nghi thức cưới hỏi
Trong lễ cưới của người Dao, cô dâu sẽ thay y phục cưới ngay trước cổng nhà chú rể. Đồng thời chém các hình nhân, chặng đường các đời chồng sau để giữ lòng thủy chung son sắt.
Văn hóa cưới hỏi độc đáo của người Dao
Trên dải đất hình chữ S có đến 54 dân tộc chung sống hòa thuận, cùng gìn giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp được ông bà truyền lại qua bao thế hệ. Mỗi dân tộc mang một nét đẹp riêng, thể hiện qua các hoạt động sống thường ngày như nếp ăn ở, sinh hoạt, cưới hỏi,…
Trong đó, những nghi thức cưới hỏi của mỗi dân tộc cũng có nhiều khác biệt. Nhất là các dân tộc ít người, sinh sống tại các vùng núi phía Bắc của nước ta. Có dịp du lịch Lạng Sơn, bạn có thể bắt gặp được các nghi lễ tổ chức tiệc cưới vô cùng độc đáo của người Dao.
Mới đây, nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân đã có chuyến du lịch Lạng Sơn và được tham gia vào lễ cưới của người Dao. Anh đã ghi lại được nhiều khoảnh khắc đẹp, thể hiện được phong tục đặc trưng trong cưới hỏi của người dân nơi đây.
Nhiếp ảnh gia Kỳ Nhân chia sẻ rằng anh được một người quen ở Lạng Sơn rủ đến tham dự lễ cưới của người Dao. Nhờ đó, anh đã được dịp chụp một bộ ảnh đặc biệt về tục cưới hỏi của đồng bào nơi đây.
So với phong tục của người Kinh, lễ cưới người Dao có nhiều điểm khác biệt, thể hiện trong trang phục cô dâu chú rể, lễ vật, cổ cưới. Lễ cưới của gia đình mà nhiếp ảnh gia Kỳ Nhân tham dự tổ chức khá hoành tráng. Có tổng cộng 90 mâm cỗ với 50 con gà và 10 con lợn được làm thịt để đãi tiệc.
Được biết, văn hóa của người Dao ở Khuổi Phiêng (Lạng Sơn) là đón dâu vào trước lúc mặt trời mọc. Người Dao cho rằng đó là thời điểm tốt nhất để đón dâu. Đây cũng là lý do mà cô dâu được đưa về nhà chồng vào thời khắc sáng sớm tinh mơ, lúc mặt trời còn chưa thức giấc.
Anh Kỳ Nhân kể lại rằng, lễ cưới của người Dao được tổ chức vào sáng sớm. Mùa này, thời tiết ở Lạng Sơn rất lạnh, có mưa và đường đi lại tương đối xa, khó đi. Xe ô tô đưa đón không vào được, người nhà chú rể phải ra đón, cả đoàn mới đến nơi.
Nếu những tiệc cưới của người Kinh thường diễn ra vào buổi sáng và trưa thì tiệc cưới của người Dao ở đây diễn ra từ khuya. Anh Nhân nhớ lại lúc có mặt ở nhà chú rể là 3 giờ 30 phút sáng. Lúc đầu, những người tham gia vào lễ cưới còn khá dè dặt và giữ khoảng cách với nhau. Tuy nhiên sau đó, tất cả mọi người đều vui vẻ và cởi mở, tạo điều kiện để nhiếp ảnh gia thuận lợi nhất khi chụp ảnh.
Cô dâu thay đồ trước cổng nhà chồng – tục cưới hỏi độc đáo của người Dao
Theo truyền thống của người Dao, sẽ không có bố mẹ cô dâu tiễn con gái về nhà chồng. Cô dâu được các phụ dâu và bà mối đưa về đến tận cửa nhà chồng. Đến trước cổng nhà chú rể, cô dâu sẽ bắt đầu thay trang phục cưới để chuẩn bị cho ngày trọng đại của đời mình.
Đồ cưới của cô dâu người Dao không phải là xoa rê hoành tráng như người Kinh. Đó là kiểu trang phục truyền thống được may rất đẹp và nhiều chi tiết cầu kỳ. Cô dâu khi thay đồ phải nhờ đến sự hỗ trợ của nhiều người mới có thể dễ dàn mặc được y phục cưới.
Sau khi diện trang phục cưới và chuẩn bị bước vào cổng nhà chồng, cô dâu phải dùng khăn để che kín mặt. Điều này dễ khiến người ta liên tưởng đến các nghi lễ cưới hỏi phong kiến ngày xưa. Ngoài ra, nhà trai cũng sẽ cử người ra đón cô dâu vào nhà bằng những nghi lễ quan trọng.
Chém hình nhân – nghi thức không thể thiếu trong lễ cưới người Dao
Trong lúc cô dâu thay trang phục cưới, thì chú rể trong nhà cũng được các phụ rể và ông mai hỗ trợ diện trang phục cưới được thiết kế bắt mắt và cầu kỳ. Tương tự như cô dâu, chú rể cũng được trùm khăn che mặt, thể hiện một phong tục đẹp trong văn hóa Việt Nam.
Một điều thú vị của lễ cưới người Dao đó là khi tiến hành lễ cưới, không có bố mẹ chú rể tham gia. Tất cả mọi nghi thức của tiệc cưới đều diễn ra dưới sự hướng dẫn của các thầy mo, thầy cúng.
Người Dao có một phong tục đặc biệt là trước khi lễ cưới diễn ra, thầy cúng sẽ tiến hành xem tuổi cô dâu. Thầy cúng sẽ phán đoán cô dâu trải qua bao nhiêu đời chồng trong đời. Tất cả những người chồng sau được dùng hình nhân bằng lá cây để thay thế.
Khi cô dâu được gia đình chú rể bước vào nhà, cô dâu sẽ dùng dao để tự tay chém các hình nhân này. Ý nghĩa của hành động này chính là loại bỏ những người chồng sau này. Khi thực hiện nghi thức này, cô dâu đã khẳng định sự thủy chung son sắt với người chồng hiện tại.
Trong nhà chú rể, trên bàn sẽ có bày 12 miếng gan lợn và được đặt tương ứng trên 12 chén rượu dùng để cúng. Khi cô dâu đã chuẩn bị xong y phục, sẽ có 2 ông thầy cúng thổi kèn bước ra đón cô dâu.
Có một điều rất hay trong lễ cưới người Dao, đó chính là không chỉ có một thầy cúng mà có rất nhiều thầy. Trong suốt quá trình diễn ra lễ cưới, mỗi ông thây làm một nhiệm vụ khác nhau.
Sau khi được hai thầy và ông mai bà mối dẫn cô dâu và chú rể đến bàn thờ tổ tiên, thầy mo sẽ đứng ra chủ trì, hướng dẫn nghi thức hành lễ để bữa tiệc cưới được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi theo đúng phong tục của đồng bào người Dao.
Có thể thấy rằng, so với tục cưới hỏi của người Kinh, hôn lễ của đồng bào dân tộc Dao có nhiều khác biệt về nghi thức tiến hành lễ cưới. Đây là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người, thể hiện nét đẹp đa dạng của văn hóa người Việt.
CÔNG TY DU LỊCH XANH - THƯƠNG HIỆU 25 NĂM UY TÍN
DU LỊCH XANH - Đi là Yêu
Dịch vụ cao cấp:
- Tổ chức du lịch nội địa và quốc tế
- Tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, tiệc
- Tổ chức Team Building, Giải chạy Marathon, Trekking
- Tổ chức du lịch Golf, Tour Đua xe F1, Du thuyền cao cấp
- Tổ chức tour trực thăng, thủy phi cơ
- Tổ chức tour thám hiểm hang động, khám phá Nam Cực Bắc Cực
- Dịch vụ xin thẻ Apec, đón tiễn sân bay, xin visa VIP nhanh
- Dịch vụ cao cấp phục vụ giới thượng lưu, chính khách